Cho thuê lại lao động là gì? Quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động

Vấn đề cho thuê lại lao động hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định về vấn đề này. Dưới đây là một số thông tin mà doanh nghiệp cần nắm rõ về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật Lao động năm 2019

– Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015

– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

1. Khái niệm cho thuê lại lao động

Theo đó Khoản 1 Điều 52. Cho thuê lại lao động

1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Cùng với đó Khoản 2 Điều 52, Bộ Luật lao động 2019 đã nhấn mạnh rằng, hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,và chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Về nguyên tắc hoạt động: Được quy định cụ thể tại Điều 53 của bộ luật này:

Điều 53. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động

1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Tuy nhiên trong một số trường hợp một số bên cho thuê lại lao động thực tế vẫn chưa thực hiện đúng một số nguyên tắc và nội dung nói trên.

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê lại lao động

Theo khoản 1 Điều 55 BLLĐ năm 2019, BLLĐ năm 2019 đã có những quy định rõ hơn về hợp đồng cho thuê lại lao động. Theo đó hợp đồng cho thuê lại lao động được ký kết dưới dạng văn bản giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của bộ luật này, hợp đòng cần đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;

c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Trách nhiệm của doanh nghiệp CTLLĐ và doanh nghiệp thuê lại lao động khi NLĐ thuê lại bị tai nạn lao động đã được đề cập rõ hơn tại Điều 65 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Ngoài ra Khoản 3 Điều 55 quy định về một số lưu ý cụ thể: Hợp đồng không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

3. Mục đích của hợp đồng cho thuê lại lao động

Về bản chất mục đích của hoạt động CTLLĐ là đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhân lực trong khoảng thời gian nhất định; thay thế NLĐ trong thời gian nghỉ thai sản bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân,…

Có thể thấy nội dung về hợp đồng CTLLĐ trong hợp đồng cho thuê lại lao động BLLĐ 2019 đã có tiến bộ nhiều so với BLLĐ 2012. Điều này sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi làm việc trong môi trường khắc nghiệt có ảnh hưởng đến sức khỏe; đồng thời nên xem xét lại thời hạn 12 tháng vì thời hạn này trong nhiều trường hợp quá ngắn để họ có thể bắt nhịp với môi trường làm việc mới.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *