Chính sách mới về BHXH bắt buộc có hiệu lực từ 01/9/2021

Các quy định về bảo hiểm xã hội luôn có những ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người lao động. Mới đây, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐ-TB&XH đã được ban hành sửa đổi một số quy định của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật BHXH. Do vậy từ ngày 01/09/2021, đã có nhiều chính sách thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH. Vậy những điểm đổi mới đó là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH;

– Luật BHXH năm 2014.

2. Nội dung chính sách mới về BHXH từ 01/09/2021

2.1 Điều chỉnh đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Ngoài các đối tượng phải tham BHXH bắt buộc được quy định tại Luật BHXH, tại Điều 1 Thông tư 06/2021 đã bổ sung thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể:

“Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội”

Đây là một điểm mới so với thông tư 59 trước đó. Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đồng thời là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo nhóm đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng. Và mức đóng BHXH sẽ dựa trên mức lương ký trong hợp đồng lao động.

2.2 Điều chỉnh về mức hưởng chế độ ốm đau khi người lao động nghỉ lẻ tháng

Thông tư 06/2021 vẫn giữ nguyên mức hưởng BHXH với chế độ ốm đau. Cụ thể:

Mức hưởng ốm đau với chữa bệnh dài ngày

=

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày

x

Tỉ lệ hưởng%

x

Số ngày nghỉ

Cùng với đó thông tư cũng quy định mức hưởng tối đa đối với nghỉ lẻ tháng bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng.

Đối với trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn nhưng không phải là tai nạn lao động:

Người lao động thuộc trường hợp này hoặc phải chăm con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm đau mà nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (theo thông tư 59 tính dựa trên tiền lương tháng đó làm căn cứ đóng BHXH). Trường hợp NLĐ vẫn tiếp tục bị ốm vào các tháng liền kề tiếp theo và phải nghỉ việc thì lúc này mức hưởng chế độ ốm đau sẽ được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (Đây là điều khoản

2.3 Điều chỉnh về chế độ tiền lương tính hưởng chế độ ốm đau

Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 06 có sự điều chỉnh bổ sung như sau:

“Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”

Quy định này đã có sự thay đổi so với quy định trước đây. Cụ thể trước 01/9/2021: Mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng người lao động nghỉ ốm đau.

2.4 Điều chỉnh về thời gian hưởng chế độ thai sản

Khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021 đã bổ sung hướng dẫn về thời gian hưởng chế độ thai sản trùng với phép năm.

Thể hiện như sau: khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 Luật BHXH đối với trường hợp NLĐ đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì:

– Thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ;

– Thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 Luật BHXH.

2.5 Bổ sung quy định về tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu

Khoản 19 Điều 1 Thông tư 06/2021 bổ sung khoản 3a sau Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015 như sau:

Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Riêng đối với NLĐ có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP.

3. Kết luận 

Trên đây là những tư vấn của luật sư về chính sách mới của BHXH. Chúng tôi mong rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *