Cách viết đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới nhất

Thất nghiệp được coi là tình trạng người lao động muốn có việc làm nhưng lại không tìm được việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp là một giải pháp hỗ trợ thu nhập cho người thất nghiệp. Theo góc nhìn pháp luật, Bảo hiểm thất nghiệp là một hệ thống quy phạm pháp luật quy định về điều kiện sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động và đưa ra các biện pháp giúp người lao động trở lại công việc.

Trong bài viết này hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu về mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhé!

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Bên cạnh đó là hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

– Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

– Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Tuy nhiên, đối với những người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia loại bảo hiểm này.

Theo Điều 44 Luật việc làm 2013 quy định:

Điều 44. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

3. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.

Như vậy, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội và hàng tháng phải đóng bảo hiểm này cho người lao động theo quy định của pháp luật.

4. Quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ sẽ được nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời người lao động. Hình thức trả lời sẽ là bằng văn bản.

– Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

5. Cách viết đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp

5.1. Cách viết đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——-

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Kính gửi: Trung tâm dịch vụ việc làm……………………

Tên tôi là: Nguyễn Văn A Sinh ngày: 24/05/1989 Nam/Nữ: Nam

Số CMTND/Số định danh cá nhân: 078554xxx

Số sổ BHXH:…………………..

Số điện thoại: 0957453xxx Địa chỉ email: (nếu có)…………………..

Số tài khoản:(ATM nếu có)………………………….Tại ngân hàng:………………………

Trình độ đào tạo: Đại học

Nơi ở hiện tại: Số xx, đường xx, phường xx, quận xx, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành nghề đào tạo: Luật

Ngày: 18/09/2020, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị) tại địa chỉ: số xx, đường xx, phường xx, quận xx, Thành phố Hồ Chí Minh

Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: Do tình hình sức khoẻ của tôi không đảm bảo để tiếp tục công việc nên tôi xin nghỉ việc tại Công ty.

Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp …………………….tháng.

Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):……………………

Kèm theo Đề nghị này là (1)………………………………………………và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

                                                                                            …….., ngày … tháng … năm……….
Người đề nghị
                                                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

 

5.2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Quyết định thôi việc.

+ Quyết định sa thải.

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tổ chức này cũng trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thời hạn là trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động. Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày.

Với bài viết này, Luật Vitam đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về cách viết đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới nhất. Hi vọng những nội dung trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *