Cách tính chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2021

Cách tính chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2021

Chế độ tai nạn lao động là một trong những vấn đề người lao động cần quan tâm. Mục đích nhận biết là để đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Cách tính chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho đúng pháp luật. Trong bài viết này, Luật Vitam sẽ cung cấp tới các bạn cụ thể hơn nhé!

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Các loại bảo hiểm xã hội hiện nay

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM 2021

Có 03 loại bảo hiểm xã hội chính: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung và hưu trí bổ sung.

– Thứ nhất là bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bao gồm: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.

– Thứ hai là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bao gồm: Hưu trí; Tử tuất.

– Thứ ba là bảo hiểm hưu trí bổ sung. Đây là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hơn nữa, nó có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Bảo hiểm này dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư. Điều quan trọng là phải theo quy định của pháp luật.

Chiếu theo các quy định trên có thể thấy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nằm trong nhóm bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nó dùng để trợ cấp cho những người gặp tai nạn lao động và mắc những bệnh nghề nghiệp trong khi đang làm việc.

3. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chi tiết về các Chế độ tai nạn lao động dành cho người lao động

3.1. Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động

a. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc. Điều này là kể cả khi đang thực hiện các nhu cẩu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc. Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép. Bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật. Các việc như làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

– Trường hợp ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc. Đó là khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động. Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

b. Người lao đọng bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp trên.

c. Các trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; và

– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

3.2. Điều kiện để NLĐ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

– Thứ nhất, NLĐ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; và

– Thứ hai, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục nêu trên.

4. Cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động: Chi tiết điều kiện và mức hưởng chế độ

4.1. Hưởng chế độ một lần

Với trường hợp hưởng chế độ một lần sẽ được tính như sau:

Mức trợ cấp 1 lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động ((5 x A + (B-5) x 0,5 x A))

+ ((0,5 x C + (D-1) x 0,3 x C))

Trong đó:

– A : Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng)

– B: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ B ≤ 30).

– C: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

– D: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

4.2. Hưởng chế độ hàng tháng

Mức trợ cấp hàng tháng = ((0,3 x A + (B-31) x 0,02 x A)) + ((0,005 x C + (D-1) x 0,003 x C))

Trong đó:

– A: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng).

– B: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31≤ B≤ 100).

– C: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

– D: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

5. Trình tự, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp

Bước 1: NSDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hổ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của NLĐ.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là sự tư vấn của đội ngũ Luật Vitam, nếu có thắc mắc các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Hẹn gặp lai các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *