Cách thức xác định người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề như thế nào?

Người lao động đã qua học nghề và đào tạo nghê thường được các doanh nghiệp yêu thích hơn trong tuyển dụng. Vậy làm thế nào để xác định đối tượng này? Hãy cùng Luật Vitam theo dõi ngay sau đây nhé!

Cơ sở pháp lý

– Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP

– Khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP

– Khoản 2 Điều Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP

1. Mức lương tối thiểu vùng đối với lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

– Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận và trả lương

– Trong đó mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

2. Cách thức xác định NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề như thế nào? 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP về việc xác định NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định của Chính phủ quy định cơ cấu khung của:

  • Hệ thống giáo dục quốc dân
  • Hệ thống văn bằng
  • Chứng chỉ về giáo dục và đào tạo

– Người đã được theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005, cấp :

  • Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp
  • Bằng tốt nghiệp đào tạo nghề
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng
  • Bằng tốt nghiệp đại học
  • Bằng thạc sĩ
  • Bằng tiến sĩ
  • Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
  • Văn bằng giáo dục đại học
  • Văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên

– Người đã được cấp:

  • Chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên
  • Chứng chỉ sơ cấp nghề
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề
  • Đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề

– Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

– Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

– Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

– Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

– Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Trước khi tuyển dụng người lao động vào làm việc, doanh nghiệp thường đánh giá và xác định được vị trí, công việc dự kiến, nếu cần trình hộ của người lao động thì trong thông tin tuyển dúng sẽ nếu rõ. Nếu cần sử dụng người lao động đã qua đào tạo nghề thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *