Các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân là vấn đề thường xảy ra trong các doanh nghiệp. Vậy các vấn đề đó là gì? Việc giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra như thế nào? Ai là người có thẩm quyền giải quyết. Hãy cùng Luật Vitam đi tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

Tình huống:

Anh A làm việc cho công ty B từ tháng 2/2020 với hợp đồng kí kết 1 năm. Sau khi hết hợp đồng, anh A vẫn làm việc tại đó. Ngày 20/3/2021, anh bị tổ trưởng nhắc nhở vì không hoàn thành công việc. Anh bị nhắc nhở bằng văn bản. Tiếp theo đó ngày 30/3/2021 và 20/4/2021, anh A lại tiếp tục có văn bản nhắc nhở vì không hoàn thành công việc. Vì bị nhắc nhở quá nhiều, tháng 5/2021 anh A đã bị giám đốc công ty B đã ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ.  Tuy nhiên, quyết định này không tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Anh A đã làm đơn gửi tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Câu hỏi tư vấn:

– HĐLĐ cuối cùng giữa anh A và công ty B là loại HĐLĐ nào? Tại sao?

– Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh Văn?

– Hãy giải quyết quyền lợi cho anh A theo quy định của pháp luật hiện hành?

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2019

Loại hợp đồng cuối cùng giữa anh A và công ty B

10 điểm mới trong giải quyết tranh chấp lao động từ 01/01/2021

Theo khoản 1, 2 Điều 20 BLLĐ 2019 thì đây thuộc hợp đồng không xác định thời hạn. Bởi lẽ, chiếu theo các quy định tại các điều khoản trên, ban đầu đây là hợp đồng có thời hạn. Cụ thể, thời hạn hợp đồng đó là 1 năm. Tuy nhiên, hết thời hạn hợp đồng mà anh A vẫn làm việc cho công ty B. Vì vậy, hợp đồng sau này sẽ là hợp đồng không xác định thời hạn. Điều này được luật quy định rõ ràng, cụ thể.

Cơ quan có thẩm quyền được phép giải quyết trường hợp của anh A

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019  thì có thể xác định: Anh A bị công ty B đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Theo đó, Hội đồng trọng tài chính là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để giải quyết. Anh A có thể gửi đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.

Giải quyết quyền lợi cho anh A

Theo khoản 10 Điều 34, công ty B thuộc đối tượng: “10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.” Vì vậy, công ty B thuộc đối tượng được quy định tại Điều 46 BLLĐ năm 2019.

Trong trường hợp của anh A, anh đã được ký hợp đồng trong quá trình làm việc chính thức. Vì vậy, anh có đóng bảo hiểm thất nghiệp trong quá trình làm việc chính thức. Trường hợp này, không có thời gian để tính trợ cấp thôi việc. Anh A sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.

Với công ty B, không đảm bảo thời gian báo trước khi thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ. Vì vậy, công ty phải trả số tiền tương ứng cho anh A. Tiền này theo quy định tại khoản 1 Điều 41 BLLĐ năm 2019. Đây được gọi là tiền trong những ngày không báo trước, đúng theo quy định của luật.

Khoản tiền trong thời gian báo trước = 45 ngày x tiền lương theo hợp đồng lao động (26 công)

Trên đây là quan điểm của Luật Vitam về một trường hợp tranh chấp lao động cá nhân cụ thể. Trên thực tế, còn rất nhiều trường hợp khác tại các doanh nghiệp. Nếu như các bạn tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *