Sa thải người lao động như thế nào? Các trường hợp cụ thể sa thải người lao động gồm những trường hợp nào? Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Vitam. Về các trường hợp sa thải người lao động theo quy định mới nhất năm 2021.
Mục lục
1. Khái quát về sa thải người lao động
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “sa thải”. Tuy nhiên, về vấn đề sa thải, các trường hợp được phép sa thải vẫn được quy định cụ thể tại “BLLĐ năm 2019” ; Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
“Sa thải” là một trong những hình thức xử lý kỷ luật. Được đề cập đến tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019. Bên cạnh hình thức xử lý kỷ luật khiển trách; hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải này theo quy định tại khoản 8 Điều 36 BLLĐ năm 2019, là một trong những căn cứ dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động; chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động.
2. Các trường hợp được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động
Theo quy định tại Điều 126 “Bộ luật lao động năm 2019”; Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì các trường hợp được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động bao gồm:
Thứ nhất, người lao động có một trong các hành vi gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động. Hoặc hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý; kỷ luật lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 126 BLLĐ năm 2019.
Cụ thể là các hành vi người lao động trộm cắp; đập phá tài sản của doanh nghiệp. Hành vi tham ô, tham nhũng; lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của người sử dụng lao động. Hành vi tham gia đánh bạc; tổ chức đánh bạc hay sử dụng chất kích thích (cụ thể là ma túy) trong phạm vi nơi làm việc. Hoặc có các hành vi sử dụng, tiết lộ các bí mật của doanh nghiệp. Hay xâm phạm các quyền về sở hữu trí tuệ; về tài sản của người sử dụng lao động.
Đây là những hành vi không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lợi ích của người sử dụng lao động. Mà còn gây rối loạn trật tự kỷ luật lao động; nội quy nơi làm việc. Hơn nữa, gây ảnh hưởng đến cộng đồng tập thể người lao động xung quanh; hoang mang trong nội bộ người lao động tại nơi làm việc.
Hiện nay, trong các quy định của pháp luật lao động hiện hành không quy định về đặc điểm, khái niệm của các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 126 BLLĐ năm 2019. Đồng thời cũng không quy định về mức độ trị giá tài sản; mức độ vi phạm như thế nào là bị xử lý kỷ luật…
Tuy nhiên, có thể hiểu về các hành vi nêu trên như sau:
– Hành vi “trộm cắp”:
Được hiểu là việc người lao động có hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng những hoàn cảnh khách quan khác như đông người, chen lấn,… để tiếp cận tài sản và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người sử dụng lao động.
– Hành vi “tham ô”:
Được hiểu là việc người lao động đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà họ đang đảm nhận để chiếm đoạt tài sản của người sử dụng lao động. Mặc dù những tài sản này do họ đang có trách nhiệm quản lý.
– Hành vi “tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động”:
Hành vi người lao động tiếp cận, thu thập thông tin, tiết lộ, công bố, sử dụng những thông tin, những bí mật về kinh doanh, công nghệ cho người khác, doanh nghiệp khác. Hay hành vi khác xâm phạm đến việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động. Mặc dù không được phép đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp, lợi ích của người sử dụng lao động.
– Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động:
Được hiểu là những hành vi xâm phạm đến tài sản của người lao động như làm mất dụng cụ, thiết bị, hoặc đập phá, làm hư hỏng đến tài sản thuộc quyền sở hữu của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá mức cho phép, làm thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
Mức độ vi phạm để áp dụng hình thức sa thải đối với những hành vi này được xác định dựa trên nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 130 BLLĐ năm 2019, thì thiệt hại không nghiêm trọng được xác định là thiệt hại có giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ, nên có thể hiểu thiệt hại nghiêm trọng là những thiệt hại mà trị giá của nó lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu vùng.
Trên đây là những trường hợp có thể áp dụng hình thức sa thải người lao động. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Hẹn gặp lại quý khách hàng ở bài tư vấn tiếp theo!