Mục lục
Các bước xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Giấy phép lao động là loại giấy tờ bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nó giúp người lao động nước ngoài có thể tham gia vào các doanh nghiệp, tổ chức. Vậy các bước xin giấy phép lao động cho người nước ngoài như thế nào? Luật Vitam sẽ làm rõ lĩnh vực này như sau. Cùng Luật Vitam theo dõi bài viết sau đây nhé!
Mọi hoạt động xin cấp mới giấy phép lao động đều phải trải qua thủ tục 4 bước sau đây.
Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài
Trừ nhà thầu, tất cả người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đều cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài dưới đây để trình lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc Cục việc làm để xin chấp thuận từ cơ quan này. Thời gian ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Hồ sơ bao gồm:
a. Bản sao y Đăng ký kinh doanh
b. Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng, có thể là:
c. Công văn giải trình mẫu 01/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/ND-CP nếu đây là lần đầu tiên Người sử dụng lao động đăng ký và nhận được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài,
d. Công văn giải trình theo mẫu 02/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/ND-CP nếu Người sử dụng lao động đã từng được chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài nhưng có thay đổi nhu cầu sử dụng.
e. Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).
Địa điểm nộp hồ sơ:
a. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài sẽ làm việc.
b. Hoặc hồ sơ cũng có thể nộp trực tuyến tại http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/.
c. Thời gian xét duyệt để chấp thuận là 10 ngày làm việc.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động
Trong quá trình đợi chấp thuận tại Bước 1, NLĐ nước ngoài và NSDLĐ sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau:
a. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu số 11/PLI;
b. Bản hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch tiếng Việt Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc bản gốc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế (trong vòng 12 tháng)
c, Bản hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch tiếng Việt Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc bản gốc Lý lịch tư pháp được cấp tại Việt Nam, cấp trong vòng 6 tháng;
d. Bản sao công chứng hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
e. Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên (Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm, v.v). Các giấy tờ này cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt.
f. 02 ảnh mầu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
g. Các giấy tờ liên quan đến NLĐ nước ngoài (Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, HĐLĐ,…)
Sau đó, khi có Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài cấp theo bước 1, Người sử dụng lao động sẽ bổ sung bản gốc văn bản này vào hồ sơ làm giấy phép lao động để nộp.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động
a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cần được nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc ít nhất 15 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc.
b. Nếu hồ sơ đủ và hợp lệ, người nộp sẽ nộp phí làm giấy phép lao động và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nếu không, người nộp sẽ được hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
c. Thời gian xử lý giấy phép lao động: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 4. Nhận giấy phép lao động
Trong vòng 05 ngày này, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu 12/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/ND-CP. Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy phép lao động, Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn giấy phép lao động Việt Nam
Phần này sẽ cho bạn biết rõ ràng về việc Thời hạn của giấy phép lao động Việt Nam được quy định như thế nào trong bộ luật lao động.
Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định rõ ràng thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
a. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
b. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
c. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
d. Thời hạn HĐ hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
e. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
f. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
h. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
i. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
Trên đây là nội dung về thủ tục xin giấy phép lao động cho NLĐ nước ngoài tại Việt Nam. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!