Bộ Luật lao động quy định nguyên tắc trả lương và việc trả lương như thế nào

Theo quy định mới nhất của Bộ luật lao động năm 2019, có những điểm mới gì trong nguyên tắc trả lương và việc trả lương?

Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây:

1. Nguyên tắc trả lương theo quy định của BLLĐ?

Thứ nhất: Nguyên tắc thỏa thuận, quan hệ lao động được phát sinh trên yếu tố tự nguyện, tự do thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng vấn đề tạm ứng lương… đều do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên NSDLĐ cần chú ý đến các quy định về mức giới hạn do Nhà nước đặt ra như mức lương tối thiểu các loại để đảm bảo tính hợp pháp cho những thỏa thuận về tiền lương.

Khi thực hiện nguyên tắc thỏa thuận cần kết hợp với tính ấn định về tiền lương. Trong những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ, bảo vệ quan hệ hai bên và lợi ích của xã hội thì Nhà nước sẽ ấn định mức trả lương không phụ thuộc trực tiếp vào thỏa thuận của hai bên như trả lương trong thời gian ngừng việc, nghỉ việc trái quy định pháp luật.

Thứ hai: Nguyên tắc phân phối theo lao động, nguyên tắc này trong lĩnh vực trả lương được thể hiện qua ba nội dung sau:

– Căn cứ theo số lượng và chất lượng lao động để trả lương;

– Căn cứ theo điều kiện lao động để trả lương;

– Căn cứ theo năng suất lao động để trả lương.

2. Quy định về thời gian trả lương hàng tháng?

Tùy vào đối tượng công việc mà người lao động sẽ có hình nhận lương phù hợp theo quy định về kỳ hạn trả lương tại Điều 97, Bộ luật lao động 2019:

– Đối với công việc trả lương theo thời gian thì có thể căn cứ trả lương theo số giờ làm việc hoặc số ngày làm việc. Đối với công việc trả lương theo sản phẩm thì căn cứ vào số lượng sản phẩm để trả lương. NSDLĐ có thể trả lương gộp vào một lần nhưng ít nhất 15 ngày phải trả lương một lần cho NLĐ.

– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

– NLĐ hưởng lương theo công việc khoán thì đến khi hoàn thành công việc sẽ được nhận lương đầy đủ. Tuy nhiên nếu công việc kéo dài trong nhiều tháng thì NLĐ có thể yêu cầu được tạm ứng lương lương tương đương với khối lượng công việc mà mình đã làm được trong tháng.

3. Trả lương không đúng thời hạn có bị phạt không? Chậm trả lương ở doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo số lượng người lao động bị chậm trả lương ở doanh nghiệp mà NSDLĐ có thể bị từ 5 triệu đến 50 triệu đồng nếu là cá nhân. Trường hợp NSDLĐ là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi tức là từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

 Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

 Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

*Mức phạt trên cũng sẽ áp dụng đối với các hành vi liên quan đến lương sau:

– Trả lương không đủ cho người theo thỏa thuận, bùng tiền lương;

– Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

– Tự ý khấu trừ tiền lương của người lao động không có căn cứ;

– Trả lương không đúng quy định khi tạm thời luân chuyển NLĐ, trong thời gian tạm đình chỉ công việc.

4. Thời hạn thanh toán lương khi nghỉ việc cho người lao động như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian trả lương và quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên

– Riêng với những trường hợp phức tạp không thể xử lý trong 14 ngày, có thể gia hạn việc thanh toán nhưng không được quá 30 ngày.

Như vậy thời hạn thanh toán lương khi nghỉ việc của người lao động là không vượt quá 30 ngày.

Tạm kết

Bài viết đã làm rõ nguyên tắc trả lương và việc trả lương theo quy định mới nhất của Bộ luật lao động năm 2019. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *