Bảo vệ làm mất xe thì trách nhiệm bồi thường tài sản sẽ như thế nào?

Bảo vệ làm mất xe thì trách nhiệm bồi thường tài sản sẽ như thế nào?

Bảo vệ làm mất xe thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường ra sao? Các căn cứ pháp lý liên quan đến vấn đề này ra sao? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!

quy-trinh-xu-ly-ky-luat-lao-dong

1. Câu hỏi

Chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi làm việc tại công ty, tôi có gửi xe tại công ty và có bảo vệ trông giữ. Tuy nhiên, hết giờ làm tôi phát hiện xe của tôi bị mất không rõ nguyên nhân. Tôi yêu cầu bảo vệ bồi thường nhưng không được. Tôi đã báo với cơ quan công an, yêu cầu cơ quan công an giải quyết giúp tôi, giá trị tài sản của tôi là 50 triệu đồng ?
Mong được luật sư tư vấn giúp đỡ, cám ơn luật sư.

2. Luật sư giải đáo

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn làm việc tại công ty và gửi xe tại nhà xe của công ty có bảo vệ công ty trông giữ, quản lý xe của bạn. Tuy nhiên, hết giờ làm bạn phát hiện xe của bạn bị mất. Bạn có báo với bảo vệ, tuy nhiên bảo vệ công ty chối từ trách nhiệm và không chịu bồi thường thiệt hại tài sản cho bạn. Rõ ràng giữa bảo vệ và công ty của bạn có ký kết hợp đồng lao động với nhau và việc mất xe này là mất xe trong thời gian làm việc của bảo vệ. Giữa bạn và bảo vệ có hình thành hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 nên bảo vệ có trách nhiệm theo quy định tại Điều 557 BLDS 2015:

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu bảo vệ phải bồi thường cho bạn. Trường hợp người bảo vệ đó không bồi thường, bạn có quyền yêu cầu công ty nơi người bảo vệ đó làm việc phải bồi thường cho mình. Căn cứ quy định tại Điều 597 BLDS 2015:

“Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi đặt ra. Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề này hãy liên lạc với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ phía bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *