Bậc lương là gì? Quy chế nâng các bậc lương trong doanh nghiệp

Bộ luật Lao động 2019 có quy định về bậc lương hay không? Bậc lương là gì? Quy chế nâng các bậc lương trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu về bậc lương nhé. 

Bậc lương là gì?

1. Bậc lương là gì? 

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Ở mỗi một bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định. Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Qua đó, tạo ra sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng, kích thích người lao động làm việc.

Số lượng bậc lương phụ thuộc vào các yếu tố: Quan điểm trả lương của doanh nghiệp, sự chênh lệch về mức lương tối thiểu và mức lương tối đa và yêu cầu về đào tạo, mức độ phức tạp của công việc.  

2. Mức lương tối thiểu từng vùng

Căn cứ theo 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được phân hóa như sau:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Điều kiện xét nâng bậc lương

Nhìn chung thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào năng lực và hiệu suất lao động của từng cá nhân để làm tiêu chuẩn nâng lương. Doanh nghiệp thường nâng lương để kích thích tinh thần làm việc và căn cứ một số tiêu chí sau:

–  Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;

–  Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp;

–  Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp:

  • Ít nhất 2 năm đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78;
  • Ít nhất 3 năm đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên.

– Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận.

4. Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp

Quy chế nâng BL phải có các nội dung sau:

  • Đối tượng được nâng bậc lương
  • Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động

Hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng BL đối với NLĐ. Và công bố công khai trong doanh nghiệp

Chế độ nâng BL đối với NLĐ phải được thực hiện trong HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể.

 

Nâng bậc lương không khó. Điều người lao động cần cố gắng chính là nâng ngạch lương. Do đó, làm sao để có thể vươn tới bậc lương, ngạch lương cao hơn, buộc nhân viên phải nỗ lực học tập , tích lũy kinh nghiệm, phấn đấu không ngừng để thi lên ngạch hay để thăng tiến ở vị trí cao hơn.

Trên đây là chia sẻ của Luật Vitam. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *