Tiền xăng xe, điện thoại có phải là trợ cấp lương hay không?

Hiện nay nhiều doanh nghiệp có trả một khoản tiền phụ cấp xăng xe và tiền điện thoại nhằm thuận lợi cho việc đi lại và liên lạc cho người lao động. Vậy tiền xăng xe và điện thoại có phải là trợ cấp lương hay không, hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu.

1. Khái niệm trợ cấp lương

Trợ cấp lương chính là khoản tiền mà người lao động được công ty hỗ trợ. Người lao động chỉ được hỗ trợ khi rơi vào trong trường hợp là không thể lào động hoặc là đang trong thời gian tạm ngừng lao động. Số tiền trợ cấp lương sẽ được tính dựa trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong quá trình làm việc ở công ty.

2. Tiền xăng xe, điện thoại của người lao động có phải trợ cấp

Theo Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động thì mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác là một trong những nội dung chủ yếu phải có trong Hợp đồng lao động.

Ngoài ra Điểm c Khoản 5 Thông tư 10/2021 TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật lao động quy định như sau:

“Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

c. Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.”

Như vậy, tiền xăng xe, điện thoại chính là trợ cấp lương theo quy định của pháp luật.

3. Phụ cấp xăng xe, điện thoại có tính thuế TNCN không?

Căn cứ theo Điểm 2 Điều 2 Thông tư số: 111/2013/TT-BTC hướng dẫn các khoản không chịu thuế thu nhập cá nhân quy định:

”… đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại công văn số 1166 /TCT-TNCN của tổng cục thuế: Hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công tác phí và tiền điện thoại như sau:

”- Về Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Trường hợp Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

– Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”

Như vậy, Khoản trợ cấp xăng xe và điện thoại này phải tính vào thu nhập chịu  thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp bạn muốn ghi nhận tiền xăng xe, điện thoại là trợ cấp vào thỏa ước lao động tập thể thì bạn có thể thiết lập nội dung của việc thỏa thuận đó một cách chính xác và đầy đủ thông tin theo sự thỏa thuận miễn là thỏa thuận đó không trái quy định pháp luật.

4. Phụ cấp lương

4.1. Khái niệm 

Phụ cấp lương là khoản tiền lương mà người sử dụng lao động đặt ra để hỗ trợ người lao động. Khoản tiền này coi như là khoản tiền bù đắp vào những thiệt hại về các điều kiện của công việc. Một số yếu tố liên quan đến công việc như là yếu tố phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt. Khoản tiền này chưa được tính đến và trong quá trình tính lương cũng chưa được tính đến.

Hoặc là bạn có thể hiểu, tiền phụ cấp lương là một khoản tiền thu nhập của người lao động nằm ngoài tiền lương. Và khoản này gần như là bắt buộc cần phải cộng vào trong tiền lương của người lao động.

4.2. Các chế độ của phụ cấp tiền lương 

Trong khoản phụ cấp lương thì sẽ có những chế độ riêng của nó.

  • Phụ cấp cho tính chất độc hại, công việc nặng nề và nguy hiểm của công việc
  • Phụ cấp về trách nhiệm của công ty đối với người lao động
  • Phụ cấp khoản lưu động cho người lao động
  • Phụ cấp thu hút công việc đối với nhân lực
  • Phụ cấp khu vực đối
  • Phụ cấp chức vụ của người lao động.

4.3. Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp

Đối với đối tượng người lao động được hưởng phụ cấp sẽ được quy định như sau. Tất cả những người lao động đang làm việc ở trong công ty đều sẽ được hưởng tiền phụ cấp. Số tiền phụ cấp này sẽ được cộng với tiền lương chính. Tuy thuộc vào những đối tượng đăng kí hợp đồng lao động và nguồn lao động mà số tiền phụ cấp sẽ được thay đổi theo tính chất của công việc.

Trợ cấp lương và phụ cấp lương là hai khái niệm khác nhau, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn trong việc tính lương cho công nhân.

Trên đây là những thông tin pháp lý về chủ đề Tiền xăng xe, điện thoại có phải là trợ cấp lương hay không mà Luật Vitam gửi tới độc giả. Cám ơn các bạn đã đón đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *