Chắc hẳn quý vị và các bạn đã từng nghe tới hợp đồng học việc trên thực tế. Tuy nhiên hợp đồng này khi kí kết có được coi là hợp pháp hay không lại là một câu hỏi lớn. Vậy hiện nay luật pháp quy định cụ thể về vấn đề này như nào, Luật Vitam sẽ chia sẻ cụ thể tới quý vị và các bạn.
Mục lục
1. Học nghề là gì ? Các nội dung cơ bản về học nghề
Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
“1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.”
Theo quy định trên thì khi học việc hai bên phải ký kết hợp đồng học việc hoặc hợp đồng đào tạo nghề. Hơn nữa, để đảm bảo đúng quy định và đầy đủ nội dung, nội dung hợp đồng cần có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2019. Cụ thể: nghề đào tạo, thời hạn đào tạo, địa điểm đào tạo, trách nhiệm của người học việc và người sử dụng lao động.
Căn cứ theo Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc học nghề tại như sau:
” Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”
Tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc:
“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Về mức tiền lương trong thời gian thử việc: Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động năm 2019 về tiền lương trong thời gian thử việc:
“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc:
“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
Như vậy hiện nay theo quy định sẽ không có quy định về học việc. Theo đó chỉ có các quy định liên quan tới học nghề như Luật Vitam đã nêu ở trên. Chúng tôi đã đưa ra tất cả các quy định mới nhất về vấn đề này theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019.
2. Quyền lợi của người lao động trong thời gian học việc
Theo như quy định hiện nay tại Bộ luật lao động, tuy học việc nhưng người đó vẫn sẽ được hưởng một mức lương nhất định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người học việc còn được hưởng các quyền lợi sau:
– Không phải đóng học phí khi được tuyển vào học việc để làm việc cho doanh nghiệp;
– Trong thời gian học việc, nếu người học việc trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận;
– Được tạo điều kiện tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
– Hết thời gian học việc, được ký kết hợp đồng lao động khi đủ điều kiện.
Bên canh đó, căn cứ theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 người học việc cũng cần lưu ý, khi doanh nghiệp tuyển người vào học việc để làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học việc không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí theo thỏa thuận hoặc xác định trong hợp đồng học việc mà hai bên đã ký kết.
3. Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“Nội dung hợp đồng học việc, đào tạo nghề không bao gồm nội dung về việc đóng bảo hiểm. Ngoài ra, theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm người học việc, tập việc.”
Từ căn cứ trên thì luật không quy định đối tượng đóng bảo hiểm có bao gồm người học việc. Tuy nhiên, trong thời gian này người sử dụng lao động có thể hỗ trợ người học việc, tập việc đóng bảo hiểm xã hội nếu người học việc, tập việc đó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của công việc và có thể được ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc thời gian học việc, tập việc. Như vậy, việc đóng bảo hiểm là hành động được rất nhiều quyền lợi nên người sử dụng lao động có thể cân nhắc để đóng cho người học việc, tập việc.
4. Hợp đồng học việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay theo quy định thì người học việc, tập việc nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Bởi căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì trong thời gian học việc, tập việc; người học việc, tập việc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người học việc, tập việc. Mức lương sẽ được người sử dụng lao động và người học việc, tập việc thỏa thuận sao cho phù hợp với điều kiện, tính chất, mức độ công việc.
Căn cứ theo khoản Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì tiền lương trong thời gian thử việc cũng là một trong những thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nên trong thời gian này, nếu người học việc, tập việc được nhận tiền lương hoặc các nguồn thu nhập có tính chất tiền lương thì người học việc, tập việc phải đóng thuế thu nhập các nhân theo quy định của pháp luật. Những quy định đó là hoàn toàn phù hợp và có căn cứ hiện nay.
5. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ mới nhất của Luật Vitam về hợp đồng học việc theo quy định của pháp luật. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích tới quý vị và các bạn trong giải quyết các vướng mắc của bản thân. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi.