Mục lục
1. Tạm đình chỉ công việc là gì?
Căn cứ vào Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Theo đó tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức kỷ luật lao động, đây chỉ là phương án tạm thời trong thời gian chờ giải quyết kỷ luật lao động nếu quá trình điều tra, thu thập chứng cứ phức tạp và gặp khó khăn.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý thời gian đình chỉ không quá 15 ngày đối với trường hợp bình thường và không quá 90 ngày đối với trường hợp đặc biệt.
2. Điều kiện tạm đình chỉ công việc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019,quy định điều kiện để doanh nghiệp tạm đình chỉ hợp đồng lao động như sau:
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
3. Thời hạn tạm đình chỉ ?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày (thường áp dụng với vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh).
4. Quyền lợi của người lao động khi bị tạm đình chỉ?
Trong thời gian bị tạm đình chỉ, người lao động vẫn được hưởng những quyền lợi nhất định nhằm đảm bảo ổn định nguồn thu nhập.
Căn cứ theo Khoản 2,3,4 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động bị tạm đình chỉ lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Nếu bị xử lý kỷ luật, người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng, trường hợp không bị xử lý, người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ. Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Luật Vitam đã cung cấp những quy định của pháp luật về tạm đình chỉ công việc của người lao động, mong rằng mọi người hãy tìm hiểu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình!