Đào tạo nhân viên mới vốn là một nguyên tắc quan trọng và cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng đầy đủ các quy trình về đào tạo. Vậy quy trình này cụ thể ra sao? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục lục
1. Tại sao cần có quy trình đào tạo nhân viên mới?
Tuyển dụng là một hoạt động quan trọng bên trong doanh nghiệp nhằm tìm kiếm nhân sự mới tiềm năng và phù hợp với các tiêu chí về công việc và môi trường, văn hoá công ty. Đây được coi là một hoạt động cần thiết và rất được chú trọng.
Một công việc quan trọng đi kèm với việc tuyển dụng này đó là việc đào tạo sau tuyển dụng. Hoạt động đào tạo nhân viên mới sau tuyển dụng sẽ giúp người lao động từng bước tiếp cận và nắm bắt công việc một cách thuần thục và chính xác. Quá trình này cũng đòi hỏi doanh nghiệp, công ty phải có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Lợi ích của việc đào tạo này có thể kể đến như sau:
– Giúp nhân viên mới có cơ hội phát huy được năng lực tối ưu trong công việc
– Nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ lao động thông qua nâng cao tay nghề và hiểu biết
– Nắm bắt các nhu cầu và khó khăn của nhân viên kịp thời, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ.
2. Thế nào là một quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả?
Nhân viên mới định hướng được công việc ngay từ khi mới bắt đầu
Mỗi nhân sự được tuyển dụng sẽ đảm nhận những vị trí, công việc khác nhau trong công ty với các yêu cầu công việc cụ thể. Thông qua quá trình đào tạo, những nhân viên đó sẽ có những định hướng rõ ràng về nhiệm vụ mà mình cần thực hiện và hoàn thành. Từ đó giúp họ nhanh chóng hoà nhập và tăng tốc trong công việc, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo và tư duy. Từ đó sẽ rút ngắn thời gian lao đọng và tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh k đáng có.
Nhân viên mới hoà nhập nhanh chóng với môi trường làm việc và văn hoá công ty
Mỗi người lao động khi tham gia vào doanh nghiệp với vai trò là nhân sự trong công ty thì cần có những hiểu biết nhất định về văn hoá doanh nghiệp, phong cách quản trị và cách thức hoạt động, quản lý trong đó. Đây chính là bước chân đầu tiên giúp họ hiểu về công việc. Và chỉ khi hiểu họ mới dễ dàng hoà nhập và hoàn thành tốt mọi việc.
Thông qua quá trình đào tạo này cũng giống như một lời giới thiệu giữa người mới và doanh nghiệp. Đây giống như lời động viên và chia sẻ ngay từ khi công việc mới bắt đầu. Từ đó tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa người mới và người cũ, xây dựng cộng đồng đoàn kết.
Tiết kiệm được thời gian cho người hướng dẫn/người quản lý
Thông qua quá trình đào tạo, người lao động mới đã bước đầu nắm bắt và tiếp cận với công việc. Điều này sẽ giúp ích cho họ trong quá trình làm việc sau này, đồng thời làm giảm tải áp lực lên người quản lý, hướng dẫn. Bởi khi họ đã nắm được các đặc điểm cơ bản cũng như có các kiến thức nền tảng thì khi được “cầm tay, chỉ việc” họ có thể hiểu và thực hiện công việc ngay.
3. Các bước để thực hiện quy trình đào tạo nhân viên mới thành công
Quy trình đào tạo nhân viên hiệu quả thường thông qua 5 bước sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị môi trường làm việc cho nhân viên mới
Nhân sự mới khi tham gia vào quá trình lao động của doanh nghiệp cũng cần được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện làm việc. Quá trình chuẩn bị này bao gồm có các công việc sau đây: Chuẩn bị vị trí làm việc, các công cụ dung cụ phục vụ cho công việc, các đồ dùng thiết yếu cần thiết phát sinh trong quá trình làm việc,…
Bước 2: Chào đón nhân viên mới
Việc chào đón nhân viên mới không phải là yêu cầu bắt buộc mà là điều mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện. Bởi hành động nhỏ này có thể khiến người lao động có cảm giác được chào đón, thoải mới và dễ dàng hoà nhập hơn sau này. Việc chào đón này có thể tuỳ vào tình hình và văn hoá doanh nghiệp để lựa chọn hình thức. đó có thể là một bữa tiệc nhẹ để ra mắt, giới thiệu người mới hoặc đơn giản chỉ là đôi ba lời giới thiệu nhiệt tình và cởi mở của người quản lý đến các nhân viên cũ,…
Bước 3: Có chương trình đào tạo về các thông tin chung và định hướng trong hoạt động của doanh nghiệp
Để nhân viên nhanh chóng hoà nhập cùng công ty, người quản lý cần có sự chuẩn bị các thông tin và kiến thức để hướng dẫn cũng như giới thiệu nhân viên mới. Các thông tin đó có thể bao gồm:
– Lịch sử thành lập và tổng quan về hoạt động của công ty
– Mục tiêu hoạt động, bộ máy tổ chức, các quy định, nguyên tắc, chính sách đối với nhân viên công ty
– Quy trình làm việc tại công ty: mô hình và thực tiễn áp dụng tại công ty, giờ giấc làm việc
– Các thông tin về cách thức liên lạc trong công ty
Các tài liệu này có thể chuẩn bị bằng nhiều hình thức như: tạp chí, powerpoint, văn bản,…
Bước 4: Đào tạo về kỹ năng chuyên môn
Tuỳ vào yêu cầu đặc thù của công việc mà nhân viên mới sẽ được đào tạo kỹ năng chuyên môn phù hợp để có thể tiếp nhận tốt công việc. Thông qua quá trình đào tạo này sẽ giúp xây dựng được tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả. Từ đó tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong công ty.
Ngoài những kiến thức chuyên môn cần có, doanh nghiệp có thể đào tạo thêm những kỹ năng cơ bản khác có liên quan đến công việc. Việc làm này tạo điều kiện cho các nhân viên được học hỏi nhiều công việc khác nhau ngoài nhiệm vụ chính. Các kiến thức cần cung cấp cho nhân viên mới trong quá trình này bao gồm:
– Tổng quan về thị trường, ngành, sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực mà công ty hoạt động
– Kiến thức cơ bản cho vị trí công việc mà nhân viên mới sẽ đảm nhiệm
– Nội dung công việc và các đặc trưng riêng của từng vị trí
– Kiến thức nâng cao cần phải có hoặc sẽ được đào tạo tại công ty
– Kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng telemarketing, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
Bước 5: Đánh giá
Việc đánh giá này là điều vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được các đặc tính của từng nhân viên để từ đó đưa ra các đề xuất cũng như giải pháp hiệu quả giúp nâng cao chất lượng công việc.
Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng giúp công ty hoàn thiện hơn về quy trình đào tạo nhân viên mới của mình để phát huy tốt hơn trong các đợt tuyển dụng nhân sự sau.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!