Đề xuất giải pháp thi hành hiệu quả thi hành pháp luật về quan hệ lao động

Bài viết này phân tích sâu về thực trạng thi hành pháp luật về quan hệ lao động (QHLĐ) theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Từ đó đề xuất hướng tiếp cận thi hành hiệu quả hơn pháp luật về quan hệ lao động, đặc biệt chú trọng căn cứ thực tiễn hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm :

– Đổi mới tổ chức.

– Nâng cao năng lực hoạt động của:

  • Tổ chức đại diện người lao động (NLĐ)
  • Tổ chức đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ)
  • Cơ quan quản lý nhà

– Hoàn thiện các thiết chế tài phán trọng tài lao động và tòa án lao động.

– Thúc đẩy mạnh hơn QHLĐ lành mạnh, tiến bộ, hài hòa và ổn định trong thời gian tới.

1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật QHLĐ

Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật QHLĐ nhằm:

– Thúc đẩy đổi mới:

  • Tổ chức
  • Phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn

– Chú trọng nâng cao năng lực của tổ chức đại diện mới của NLĐ

– Quan tâm tạo hành lang pháp lý cho tổ chức đại diện NSDLĐ phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Công ước năm 1948 về:

  • Tự do liên kết
  • Bảo vệ quyền tổ chức

Cần tập trung vận động, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở thực sự đại diện cho tập thể NLĐ, đủ mạnh, có năng lực để :

  • Đàm phán, thương lượng với đại diện NSDLĐ
  • Ký kết thỏa ước lao động tập thể phù hợp và cùng cam kết tôn trọng thực hiện

Trong tình hình hiện nay, việc lựa chọn điểm tập trung xây dựng tổ chức công đoàn khu công nghiệp:

– Khu chế xuất là một giải pháp thực tế, thích hợp cần được:

  • Nghiên cứu, tổ chức thực hiện thí điểm
  • Sau đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
  • Và triển khai rộng rãi

– Chú trọng hoàn thiện thiết chế đại diện mới của NLĐ song song với việc :

  • Tập trung nâng cao năng lực đại diện
  • Bảo vệ của các tổ chức này

Xuất phát từ tình hình thực tế, theo nguyên tắc đại diện thực sự:

Ở cấp trung ương cần tổ chức thống nhất mô hình đại diện cho NSDLĐ.

Ở cấp cơ sở, nhằm giải quyết mối QHLĐ còn nhiều bất cập, cần tập trung :

– Xây dựng tổ chức đại diện NSDLĐ của :

  • Khu công nghiệp
  • Khu chế xuất

– Tiến hành đối thoại, đàm phán, thương lượng với tổ chức công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất

– Giải quyết cơ bản những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của

  • NLĐ
  • NSDLĐ

2. Xác định đúng vai trò của Nhà nước và tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về QHLĐ

Hoàn thiện quy định pháp luật giúp xác định đúng vai trò của Nhà nước và tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về QHLĐ.

Tăng cường bộ máy thanh tra có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu, thay đổi phương thức tiến hành thanh tra trong đó đề cao hợp tác tham vấn tư vấn pháp luật lao động giữa thanh tra lao động với công đoàn và tổ chức đại diện NSDLĐ, tăng quyền quyết định xử lý trực tiếp cho thanh tra viên.

Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường năng lực của thiết chế tham vấn, hỗ trợ của Cục QHLĐ và tiền lương, trong đó có chức năng đăng ký của các nghiệp đoàn cơ sở.

– Đổi mới cơ chế hòa giải bằng thủ tục hòa giải tự nguyện và thỏa thuận đạt được trong hòa giải là bắt buộc.

– Cơ quan hỗ trợ QHLĐ của Nhà nước chỉ tham gia vào quá trình tư vấn, hòa giải với tư cách người chứng kiến mà không tham gia hội đồng.

Cơ chế này cho phép Nhà nước hiện diện ở những nơi và những lúc cần trong hoạt động hòa giải.

– Tiếp tục hoàn hiện quy định pháp luật về cơ chế phối hợp ba bên trong QHLĐ tăng cường cơ chế phối hợp ba bên ở cấp trung ương.

– Đẩy mạnh việc hình thành, hoàn thiện cơ chế phối hợp này tại cấp địa phương, cấp ngành.

– Tạo tiền đề cho việc thiết lập cơ chế đối thoại.

– Tham vấn thường xuyên giữa các bên trong các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.

Giải pháp căn bản và lâu dài là phải xây dựng được cơ chế đối thoại và thương lượng thực chất.

Đây là điều kiện tiên quyết hạn chế tranh chấp lao động và đình công, tiến tới xây dựng QHLĐ tiến bộ, hài hòa và ổn định theo đúng quy định của Hiến pháp năm 2013.

3. Củng cố và tăng cường năng lực của thiết chế tài phán trọng tài lao động và tòa án lao động

Chú trọng sử dụng đa dạng và linh hoạt thiết chế trọng tài lao động.

Khi các thiết chế hỗ trợ được hình thành, cơ chế đối thoại, thương lượng vận hành thực sự, thì hình thức tài phán trọng tài sẽ được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn.

– Cần chú trọng chuyên môn hóa công tác xét xử các vụ án lao động.

– Xây dựng và bố trí đội ngũ thẩm phán chuyên trách.

– Có đủ năng lực chuyên môn giải quyết các tranh chấp lao động theo nhu cầu thực tế.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác đang đối mặt với thực tiễn thi hành pháp luật đa dạng, nhiều vấn đề mới thách thức pham vi áp dụng điều chỉnh của bộ luật lao động.

– Bộ luật lao động tương thích và phù hợp với thực tế là điều kiện cần, thương lượng, đối thoại và đàm phán hiệu quả là điều kiện đủ để có QHLĐ hiệu quả và năng lực của các bên tham gia là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa nó.

– Điều này cần phải được phát triến song song với việc cải cách luật pháp.

Kinh nghiệm quốc tế và các tiêu chuẩn lao động quốc tế sẽ giúp Việt Nam có:

  • Khung pháp lý chuẩn mực
  • Các bài học quý báu của các quốc gia khác

4. Đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ ở các quy định pháp luật về QHLĐ trong hệ thống pháp luật quốc gia

Đây cũng là một thách thức lớn trong quá trình Việt Nam đang tích cực xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó Nhà nước sẽ:

  • Tôn trọng, đề cao và bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình.
  • Tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của luật sư về pháp luật về quan hệ lao động. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *