Ở các doanh nghiệp, người lao động cần phải đi làm đúng theo thời gian quy định. Nếu không tuân theo sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được đi muộn về sớm. Vậy những trường hợp nào có “ngoại lệ” trên. Sau đây bài viết đưa ra các trường hợp được áp dụng cách thức trên.
Mục lục
1. Lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động 2019 quy định:
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, đối với lao động nữ có con dưới 01 tuổi được ưu tiên đi muộn về sớm. Tổng thời gian chênh lệch là 60 phút so với các lao động khác. Hay nói cách khác, đây là thời gian giúp cho lao động nữ có thể nghỉ ngơi và chăm sóc cho trẻ nhỏ.
2. Lao động nữ đến “mùa dâu” hàng tháng
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động 2019:
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, khi đến “mùa dâu”, lao động nữ được đi muộn 30 phút hoặc là về sớm hơn 30 phút so với các lao động khác. Quyền lợi này được áp dụng trong suốt thời gian hành kinh. Với quy định này, người lao động được đảm bảo về mặt sức khỏe, tâm lý trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, quy định này rất ít khi được sử dụng. Vì người lao động nữ khá e ngại khi báo cáo với NSDLĐ về vấn đề trên.
3. Trường hợp có thỏa thuận khác khi ký kết HĐLĐ
Ngoài hai trường hợp kể trên vẫn có một số trường hợp lao động bình thường được đi muộn về sớm mà vẫn hưởng lương. Đó là các trường hợp có thỏa thuận khác khi ký kết HĐLĐ.
Căn cứ theo Điều 8 và Điều 10 BLLĐ 2019 quy định như sau:
Điều 8. Nghỉ bệnh
– Nếu người lao động bị bệnh thì người lao động hoặc người thân của người lao động phải thông báo cho Công ty biết trong thời gian sớm nhất.
– Trường hợp nghỉ nhiều ngày liên tiếp (hơn 03 ngày liên tục) thì sau khi nghỉ bệnh người lao động phải nộp đơn xin nghỉ bệnh cùng với giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh, nếu không sẽ bị khấu trừ vào ngày phép năm.
Điều 10. Nghỉ việc riêng có lương
Người lao động có quyền nghỉ việc riêng và hưởng đủ lương trong các trường hợp sau:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha nuôi, mẹ nuôi của người lao động hoặc của vợ/chồng người lao động chết: nghỉ 03 ngày.
– Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ không hưởng lương, tuy nhiên chỉ trong trường hợp có lý do thật sự chính đáng và phải được sự đồng ý người quản lý trực tiếp hoặc Giám đốc.
Như vậy, với các trường hợp nghỉ đau ốm hay nhà có việc trọng đại sẽ có quyền đi sớm về muộn vẫn được nhận lương đầy đủ. Ngoài ra, nếu lý do khách quan thật sự chính đáng khi thông báo cho chủ lao động vẫn sẽ được cân nhắc và nhận đủ lương.
Hy vọng bài viết của chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!