Giới hạn số giờ làm thêm là một quy định mới mà người lao động cần phải biết. Bài viết sau đây Luật Vitam sẽ trình bày đến bạn đọc nội dung cụ thể của vấn đề này. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Giới hạn số giờ làm thêm
Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 quy định về giờ làm thêm của người lao động như sau:
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động
Như vậy, thời gian làm thêm giờ được giới hạn tùy vào thời giờ làm việc của người lao động.
Thời giờ làm việc của người lao động làm việc không trọn thời gian được quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“Điều 32. Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”
2. Điều kiện để được sử dụng người lao động làm thêm giờ
Điểm b, c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định các điều kiện để được sử dụng người lao động làm thêm giờ:
“Điều 107. Làm thêm giờ
…2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
…
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
Làm thêm giờ vừa là nhu cầu phát triển của người sử dụng lao động, qua đó tăng năng suất và kết quả công việc. Đây cũng là nhu cầu của nhiều người lao động, qua đó tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống trong những thời gian rảnh rỗi.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!