Lao động cao tuổi làn đối tượng được pháp luật quan tâm? Thời giờ làm việc của đối tượng này được quy định như thế nào? Lao động này có được rút ngắn thời gian làm việc hay không? Luật Vitam sẽ giải đáp thắc mắc về lĩnh vực trên qua nội dung tư vấn sau đây:
Mục lục
1. Quy định về người lao động cao tuổi
Căn cứ theo Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 148. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
Trước đây, Bộ luật lao động quy định độ tuổi lao động đối với nam là 60 tuổi, đối với lao động nữ là 55 tuổi. Nhưng khi xét thấy việc độ tuổi nghỉ hưu là chưa hợp lệ bởi lẽ trong độ tuổi ấy thì người lao động vẫn có thể tham gia cống hiến cho nhà nước. Chính vì vậy, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
2. Lao động cao tuổi có được rút ngắn thời gian làm việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 148 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 148. Người lao động cao tuổi
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.”
Như vậy, đối với trường hợp NLĐ là người lao động lớn tuổi theo quy định của pháp luật sẽ được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Việc ký kết hợp đồng lao động mới với NLĐ cao tuổi
Việc sử dụng lao động là người cao tuổi tương đối đặc thù. Vì vậy, Bộ luật lao động đã quy định riêng về trường hợp này để người sử dụng lao động và người lao động áp dụng như sau:
“Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu và NLĐ có đủ điều kiện sức khỏe thì hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động mới.
Trên đây là nội dung về lao động lớn tuổi có được rút ngắn thời gian làm việc hay không? Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!