Tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật người lao động. Vậy tạm đình chỉ là gì? Các quy định pháp luật lao động hiện nay quy định cụ thể như thế nào? Và nếu tạm đình chỉ không đúng quy định thì bị phạt thế nào? Bài viết dưới đây Luật Vitam sẽ giải đáp thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Tạm đình chỉ công việc là gì?
Tạm đình chỉ công việc là buộc người lao động phải ngừng việc tạm thời để điều tra; xác minh những vụ vi phạm kỉ luật lao động phức tạp mà người lao động đó là đương sự; do người sử dụng lao động áp dụng theo quy định của pháp Luật.
“Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.”
2. Trường hợp tạm đình chỉ công việc
Theo hợp đồng lao động đã ký kết thì người lao động được bố trí công việc; điều kiện và môi trường làm việc hợp lý để thực hiện tốt nhất nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì người lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
3. Thời hạn tạm đình chỉ công việc
Thời hạn tạm đình chỉ công việc của người lao động được quy định tại Điều 128 Bộ luật lao động như sau:
“2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.”
Trong trường hợp đặc biệt; thời hạn đình chỉ có thể kéo dài hơn. Nhưng tối đa không được quá 90 ngày. Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc; người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
4. Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tạm định chỉ công việc
Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Điều này đảm bảo cho thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường.
– Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động; người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
– Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Người bị tạm đình chỉ công việc nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động; với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
5. Doanh nghiệp tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật có bị xử phạt?
Doanh nghiệp tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật có bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15-4-2020 đã bổ sung việc xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm lĩnh vực lao động của doanh nghiệp.
Việc doanh nghiệp tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật (điểm đ, khoản 2, điều 18) chính là một trong số những vi phạm trước đây chưa bị phạt nhưng sẽ chính thức bị xử phạt từ 15-4-2020. Theo đó hành vi này sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với 1 hành vi vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng (điểm d, khoản 3, điều 18).
Ngoài ra, ở nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ; làm việc vào ban đêm (điểm c, khoản 2, điều 28).
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày. Riêng đối với trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc; người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Vitam về việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!