Đi làm sớm sau khi sinh có được nhận tiền lương không?

Đi làm sớm sau sinh là một trong những tình huống gặp phải ở nhiều người lao động. Vậy, chế độ lương của người lao động khi đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản có khác biệt gì không? Bài viết dưới đây Luật Vitam sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

1. Điều kiện đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản 

Theo khoản 1 Điều 139 BLLĐ năm 2019 và Điều 34 Luật BHXH năm 2015, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Tuy nhiên, nếu  lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi; cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trường hợp lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian nghỉ mà muốn đi làm sớm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: 

– Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

– Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Chưa hết thời gian thai sản, đi làm sớm có được nhận đủ 6 tháng trợ cấp?

Theo khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019,

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

 

Trường hợp NLĐ đồng thời nhận lương và tiền thai sản khi sinh conTheo khoản 2 Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Như vậy, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ  tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (hưởng đủ 06 tháng trợ cấp thai sản theo quy định)

3. Người lao động đi làm sớm sau sinh có phải đóng BHXH?

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên với trường hợp người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì việc đóng BHXH sẽ được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư  59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng hướng dẫn về việc đóng BHXH của lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh như sau:

6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Như vậy, trường hợp lao động nữ đi làm sớm sau sinh, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Vitam. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *