Từ năm 2021, có rất nhiều chính sách thay đổi về chế độ đối với NLĐ. Một trong số đó là các trường hợp NLĐ sẽ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương. Trong bài viết này, Luật Vitam sẽ cung cấp thông tin về những trường hợp này tới các bạn.
Mục lục
Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động năm 2019
1. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định. Các trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương từ năm 2021 như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
=> Theo quy định trên của Bộ luật lao động thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp: Kết hôn: nghỉ 03 ngày. Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng. Vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
So với Bộ luật Lao động 2012, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.
2. Mức phạt khi doanh nghiệp không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng
Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.
Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
3. Có cần giấy tờ gì chứng minh để được nghỉ việc riêng hưởng lương không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Cho em hỏi nếu em kết hôn thì có cần xuất trình/minh chứng giấy tờ gì với công ty để chứng minh được là em sẽ kết hôn vào ngày đó để được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương không ạ? Em cảm ơn?
Trả lời:
Căn cứ pháp lý:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
Căn cứ quy định đã phân tích tại Điều 115 Bộ Luật Lao động 2019 trên, trường hợp nghỉ kết hôn, người lao động được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương. Khi tiến hành kết hôn thì bạn phải thông báo đến công ty bằng việc nộp đơn yêu cầu xin nghỉ việc riêng, trình bày rõ lý do xin nghỉ và thời gian xin nghỉ. Còn sau thời gian nghỉ mà công ty yêu cầu bạn xuất trình giấy đăng ký kết hôn để chứng minh việc này thì bạn có thể xuất trình đăng ký kết hôn để chứng minh cho lý do của bạn.
Có thể thấy, quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương từ năm 2021 có sự thay đổi theo hướng có lợi hơn dành cho NLĐ. Từ ngày 01/01/2021, người lao động sẽ có thêm nhiều trường hợp được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương. Để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần tuân thủ quy định pháp luật về thủ tục nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên hưởng nguyên lương.
Trên đây là tư vấn của Luật Vitam về các trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương từ năm 2021. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được những thông tin về quy định của pháp luật đối với vấn đề này.