Cho người lao động nghỉ việc do thay đổi cơ cấu tổ chức có phải bồi thường?

Nền kinh tế thị trường biến đổi linh hoạt mỗi ngày, chính vì vậy mà doanh nghiệp cũng cần thay đổi linh hoạt để đáp ứng nền kinh tế. Việc thay đổi này có thể dẫn đến thay đổi cơ cấu tổ chức. Vì vậy mà vấn đề người lao động nghỉ việc do thay đổi cơ cấu đã không còn quá xa lạ với người lao động. Vậy với trường hợp nghỉ việc này doanh nghiệp có phải bồi thường không? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Thay đổi cơ cấu tổ chức là gì? 

Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm “cơ cấu tổ chức”. Cơ cấu tổ chức hay sơ đồ bộ máy sản xuất chính là một sơ đồ thể hiện cụ thể, chi tiết vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của các ban ngành các cấp bên trong doanh nghiệp. Sơ đồ cơ cấu được sắp xếp theo các cấp khác nhau nhằm mục tiêu chung là xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

thay đổi cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức sẽ được xây dựng dựa trên mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Chính vì vậy khi nền kinh tế dịch chuyển, doanh nghiệp có hướng đi chiến lược mới sẽ dẫn đến việc phải thay đổi cơ cấu tổ chức. Việc thay đổi cơ cấu tổ chức có thể bao gồm các công việc như: xây dựng các phòng ban mới hoặc lược bỏ những bộ phận không cần thiết bên trong doanh nghiệp. Điều chỉnh nhân sự, cán bộ bên trong các bộ phận cụ thể.

Trong một cơ cấu tập trung quyền hành, tầng lớp quản lý cấp cao có hầu hết quyền lực về việc ra quyết định và kiểm soát chặt chẽ các phòng ban và bộ phận. Còn trong một cơ cấu phân quyền, quyền quyết định được phân bổ cho từng bộ phận theo từng mức độ khác nhau.

2. Người lao động nghỉ việc do thay đổi cơ cấu tổ chức có phải thông báo với Công đoàn?

– Căn cứ pháp lý: Khoản 1 và Khoản 6 Điều 42 Bộ luật lao động năm 2019

– Cụ thể:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

….

6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.”

thay-doi-co-cau

Trong các doanh nghiệp có Công đoàn thì đây chính là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Và căn cứ theo nội dung tại Khoản 6 nêu trên thì khi tiến hành cho thôi việc người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, người sử dụng lao động phải thông báo với Đơn vị Công đoàn. Thời gian thông báo theo quy định là trước khi ra quyết định thôi việc 30 ngày.

2. Doanh nghiệp cho NLĐ nghỉ việc do thay đổi cơ cấu tổ chức có phải bồi thường?

– Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 42 và Điều 47 Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

Ngoài ra

Điều 47. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vây, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi cho người lao động nghỉ việc do thay đổi cơ cấu trong trường hợp NLĐ đã làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.

Khoảng thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

Trên đây là bài viết về vấn đề Cho NLĐ nghỉ việc do thay đổi cơ cấu tổ chức có phải bồi thường? Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *