Thoả thuận bảo vệ bí mật kinh doanh được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy, bí mật kinh doanh là gì? Làm thể nào để bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
1. Bí mật kinh doanh là gì?
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ thỏa mãn:
+ Đó không phải là hiểu biết thông thường;
+ Có khả năng áp dụng trong kinh doanh;
+ Khi sử dụng trong kinh doanh tạo lợi thế hơn cho người nắm giữ thông tin so với những người không năm giữ hoặc không sử dụng;
+ Chủ thông tin sử dụng những biện pháp cần thiết để bảo mật; không tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Những thông tin mà dễ dàng thấy được và hoàn toàn thông qua nghiên cứu đơn thuần các mặt hàng trên thị trường thì không thể coi là bí mật kinh doanh.
2. Thoả thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
Theo quy định Khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019
“Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời gian bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm này“
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH
Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Theo đó, nội dung chủ yếu của thỏa thuận bao gồm:
+ Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
+ Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
Thỏa thuận hợp pháp khi người lao động và người sử dụng lao động tự nguyện xác lập. Nếu vi phạm thỏa thuận, người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo cam kết của thỏa thuận.
Quy định trên giúp ngăn ngừa và hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa người lao động đã thôi việc và doanh nghiệp. Bảo vệ doanh nghiệp và những lợi ích hợp pháp của họ.
3. Bồi thường thiệt hại khi người lao động vi phạm thỏa thuận
Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu bồi thường như sau:
+ Trường hợp người lao động vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động:
Xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Lao động;
+ Trường hợp người lao động vi phạm sau khi chấm dứt hợp động lao động:
Thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, người sử dụng lao động được quyền thỏa thuận và ghi nhận trong thỏa thuận đó. Người lao động phải bồi thường một khoản tiền khi vi phạm thỏa thuận. Trường hợp có thiệt hại do vi phạm thỏa thuận thì theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015. Bên vi phạm có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.
Doanh nghiệp sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn nếu bảo vệ bí mật kinh doanh đúng cách. Trên đây là những thông tin doanh nghiệp cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!