Có thể thấy, sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất. Tuy nhiên không phải trường hợp nào, người sử dụng lao động cũng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hình thức kỷ luật sa thải. Chính vì vậy pháp luật đã có quy định rất rõ ràng về các trường hợp sa thải. Trường hợp các doanh nghiệp vi phạm các quy định này sẽ bị coi là trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Mục lục
1. Các trường hợp được coi là sai phạm trong chấm dứt hợp đồng lao động
Các trường này quy định tại các điều 36 và 37 của BLLĐ năm 2019, theo đó:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, về việc thông báo của NSDLĐ:
Theo Khoản 2 Điều 36. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị coi là trái luật.
Điều 37 cũng quy định Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tóm lại, các trường hợp người sử dụng lao động coi là sai phạm trong chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
- Vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động
- Vi phạm quy định tại điều 37 trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Vi phạm quy định về các trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.
2. Hậu quả của việc sa thải trái pháp luật
Nội dung này được quy định cụ thể tại điều 41 của BLLĐ năm 2019, theo đó:
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động…
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Cùng với đó bộ luật hình sự năm 2015 cũng có quy định về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật tại Điều 162. Ngoài hình phạt trên, Luật còn có chế tài bổ sung là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy có thể thấy hậu quả của việc sa thải trái pháp luật là vô cùng nghiêm trọng. Chính vi vậy, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật để tránh những hậu quả pháp lý bất lợi.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!