Mục lục
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là gì?
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy đó là gì? Hãy cùng Luật Vitam theo dõi cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật lao động năm 2019.
2. Tranh chấp lao động là gì?
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích. Phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Điều 180 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Cụ thể như sau:
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được xây dựng dựa trên đặc tính của quan hệ lao động. Và quan điểm xây dựng chính sách liên quan đến mức độ can thiệp của nhà nước trong giải quyết tranh chấp lao động.
Với tinh thần kế thừa các quan điểm, mục tiêu về giải quyết tranh chấp lao động từ các lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động trước. Đồng thời nhấn mạnh, làm rõ các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động, Bộ luật lao động năm 2019 đã sửa đổi điều 180 tại 02 khoản là khoản 1 và khoản 5.
4. Cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết
Quy định về việc cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động. Vấn đề này đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Mục đích là bảo đảm việc tôn trọng, nghiêm túc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động đã được bộ luật lao động quy định. So với quy định tại điều 208 Bộ luật lao động cũ năm 2012 thì nội dung tại Điều 186 Bộ luật lao động năm 2019 đã mở rộng hơn.
Theo đó, Bộ luật lao động cũ năm 2012 chỉ cấm chung các hành động đơn phương khi tranh chấp lao động tập thể đang được giải quyết vì từ thực tiễn cho rằng phần đông người lao động Việt Nam và một bộ phận không nhỏ người sử dụng lao động chưa ý thức rõ về việc tuân thủ pháp luật lao động.
Quy định tại bộ luật lao động năm 2019 đã được thể hiện lại. Theo hướng cấm các hành động đơn phương trong khi giải quyết tranh chấp lao động nói chung. Với thực tiễn cho rằng việc một trong các bên có hành động đơn phương chống lại bên kia sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bên còn lại trong quan hệ lao động. Khi mà vụ việc tranh chấp lao động đang được xem xét giải quyết. Và điều này sẽ phá vỡ các quy tắc xử sự chung. Làm cho việc giải quyết tranh chấp lao động của các chủ thể có thẩm quyền không còn ý nghĩa trên thực tế.
5. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
5.1. Khái niệm và đặc điểm
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là khoảng thời gian pháp luật cho phép các bên tranh chấp được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Hết thời gian này, các bên không có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng sẽ không tiến hành giải quyết khi hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được xác định tùy theo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Cụ thể, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là sáu tháng. Thời hiệu yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết là chín tháng. Và thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết là một năm. Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Khoảng thời gian để yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết về cơ bản là hợp lý. Và phù hợp với thực tiễn. Không quá dài và cũng không quá ngắn. Đủ để các bên có thời gian phát hiện ra hành vi xâm phạm đến lợi ích của mình. Và chuẩn bị các điều kiện cho việc yêu cầu giải quyết tranh chấp.
5.2. Một số lưu ý.
Tuy nhiên vấn đề này hay gặp vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.Là việc xác định ngày nào là ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. (Tức là thời điểm để xác định thời hiệu) để tính thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Việc quy định một số thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện là điểm mới của bộ luật lao động năm 2019 so với bộ luật cũ năm 2012. Việc bổ sung quy định này vào Bộ luật lao động năm 2019 là phù hợp. Bởi nó tương thích với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về giải quyết các tranh chấp dân sự. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Việc giải quyết các tranh chấp lao động tại tòa án. Tuy tuân theo các quy định của bộ luật tố tụng dân sự. Nhưng riêng về thời hiệu lại theo các quy định của luật chuyên ngành. Nên việc bổ sung quy định này trong Bộ luật lao động năm 2019 là hoàn toàn phù hợp. Và đảm bảo tính toàn diện cũng như đồng bộ của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!