Mục lục
Những điều cần biết về bảo hiểm tai nạn lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động là gì ? Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động ? Trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động thuộc về ai ? Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định mới nhất ? Bảo hiểm tai nạn lao động chi trả những khoản nào? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu về linh vực này qua bài viết sau:
1. Bảo hiểm tai nạn lao động là gì ?
Đây là gói bảo hiểm nhằm chi trả và bồi thường cho người lao động bị thương tật, tai nạn trong quá trình lao động. Gói bảo hiểm này nhằm trợ cấp y tế, thay thế tiền lương để người lao động có thể đảm bảo an toàn cho bản thân họ và để họ không yêu cầu khởi kiện người sử dụng lao động về những tai nạn, sự việc sơ xuất trong quá trình lao động.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm?
Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, những người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc bao gồm:
2.1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bao gồm:
i) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
ii) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
iii) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
iv) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
v) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
vi) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
2.2. Người sử dụng lao động thuộc tham gia bảo BHXH bắt buộc:
3. Trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động thuộc về ai ?
Việc đóng loại bảo hiểm này là trách nhiệm của người sử dụng lao động.
4. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định mới nhất ?
i) Từ ngày 01/6/2017, NSDLĐ hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ theo Khoản 1 Điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Cụ thể như sau:
a. Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời áp dụng đối với NLĐ là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b. Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội:
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
c. NSDLĐ là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
d. NSDLĐ đóng vào Quỹ BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hằng tháng.
5. Bảo hiểm tai nạn lao động chi trả những khoản nào?
Căn cứ Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
i) Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
ii) Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
iii) Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
iv) Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
v)Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
vi) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
vii) Chi phí quản lý , bệnh nghề nghiệp
viii) Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp , bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!