Mục lục
Thẻ BHYT và 4 thay đổi lớn trong năm 2021
Thẻ BHYT là một trong những nội dung có nhiều sự thay đổi lớn mà mọi người dân cần biết. Sau đây là 4 sự thay đổi cụ thể. Cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay nhé!
1. Ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mới
Tại Quyết định 1666/QĐ-BHXH, BHXH Việt Nam đã ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế. Và sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Cụ thể :
Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế có chiều dài 85,60 mm, rộng 53,98 mm, theo khung viền mép ngoài của thẻ. Thẻ hiện hành có chiều dài 98 mm, rộng 66 mm.
2. Thực hiện cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021
Theo Khoản 1 Điều 18, Khoản 1 Điều 19 Luật BHYT, thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới sẽ được cấp cho các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau
+ Cấp mới thẻ BHYT cho người tham gia;
+ Cấp lại thẻ BHYT cho người bị mất thẻ BHYT;
+ Cấp lại thẻ BHYT do bị rách, nát, hỏng . Hoặc do thay đổi thông tin trên thẻ, thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu.
+ Cơ quan BHXH chủ động đổi thẻ bảo hiểm y tếmẫu mới khi thẻ đang sử dụng hết hạn.
Cần lưu ý, không phải tất cả thẻbảo hiểm y tế được cấp từ ngày 1/4/2021 đều là mẫu thẻ mới. Tại các địa phương còn phôi thẻ BHYT theo mẫu cũ chưa sử dụng hết thì vẫn tiếp tục cấp mẫu thẻ BHYT cũ cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Theo Khoản 1, 2 Điều 4 Quyết định 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020 quy định:
– Phôi thẻ BHYT đã in theo quy định tại Quyết định 1313/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 chưa sử dụng hết đến thời điểm 01/4/2021, được tiếp tục sử dụng cấp cho các đối tượng tham gia BHYT.
– Trong thời gian chờ đổi thẻ bảo hiểm y tế mới theo quy định, thẻ bảo hiểm y tế đã cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để khám bệnh, chữa bệnh (KCB)bảo hiểm y tế.
3. Ban hành thủ tục mới về việc đổi, cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT
Theo đó, từ ngày 25/02/2021 thì việc đổi, cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT được thực hiện như sau:
– Nộp hồ sơ:
+ Người tham gia: nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Trường hợp giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
+ Đơn vị: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử. Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
– Nhận kết quả giải quyết:
+ Người tham gia nhận thẻ bảo hiểm y tế tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Hoặc đơn vị nhận kết quả trực tiếp qua dịch vụ bưu chính công ích.
4. Từ ngày 01/6/2021, khám chữa bệnh không cần thẻ bảo hiểm y tế giấy
Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/6/2021, người dân có thể dùng ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID
Cụ thể, Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code. Hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc).
Để áp dụng chính sách này, công dân phải tạo tài khoản VssID trên điện thoại thông minh. Sau khi tạo tài khoản có ảnh chính chủ, có thể tra cứu thông tin về thẻ bảo hiểm y tế.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!