Mục lục
Đối tượng phạm vi áp dụng sổ lao động
Sổ lao động được dùng để ghi chép mọi sự biến đổi của người lao động trong quá trình làm việc. Nó liên quan tới các quyền lợi mà họ sẽ được hưởng sau này. Nó là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH và các chế độ khác sau khi chấm dứt HĐLĐ. Mỗi người lao động chỉ có 1 cuốn sổ dùng trong suốt quá trình làm việc. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu thêm nội dung này ngay sau đây bạn nhé!
1. Đối tượng, phạm vi cấp sổ lao động
a. Lao động là người Việt Nam có quyền công dân thực hiện giao kết hợp đồng lao động với thời hạn không xác định và hợp đồng lao động với thời gian xác định từ 1 năm trở lên. Áo dụng trong tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kể cả xí nghiệp, công ty liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước đóng tại Việt Nam) có sử dụng lao động là người Việt Nam.
c. Những công nhân, viên chức trong các đơn vị khi chuyển sang chế độ HĐLĐ nhưng chưa được ký HĐLĐ;
d. Những công nhân, viên chức đang thuộc diện chờ việc hoặc chờ giải quyết chế độ được cấp cuốn sổ này.
2. Quản lý và sử dụng sổ lao động
a. Để bảo đảm nguyên tắc thống nhất quản lý sổ trên toàn Quốc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức in và phát hành theo mẫu quy định.
b. Sở LĐ – TB & XH các tỉnh, thành phố là đầu mối cung cấp sổ cho các đơn vị đóng trên địa bàn. Sở LĐ – TB & XH thực hiện quản lý và tổ chức hướng dẫn các đơn vị triển khai cấp sổ; theo dõi, kiểm tra việc sử dụng và quản lý sổ ở các đơn vị.
c. Đơn vị sử dụng lao động là nơi trực tiếp quản lý và sử dụng sổ lao động trong thời gian NLĐ làm việc tại đơn vị.
Sổ phải được bảo quản theo chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu của đơn vị.
Tuỳ theo số lượng NLĐ trong đơn vị nhiều hay ít, đơn vị bố trí người chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và ghi sổ.
d. Sổ lao động giao lại cho người lao động trong các trường hợp sau:
– Người lao động chấm dứt HĐLĐ, nghỉ thôi việc theo chế độ trợ cấp 1 lần, nghỉ hưu, mất sức.
– Người lao động đang thực hiện HĐLĐ nhưng tạm hoãn để đi làm nghĩa vụ quân sự, bị tạm giữ… Khi hết hạn không muốn trở về đơn vị cũ để tiếp tục làm việc.
Trước khi giao sổ cho NLĐ, đơn vị phải ghi đầy đủ các chế độ và quyền lợi mà họ được hưởng. Sau đó phải được tổ thẩm định thông qua. Sau đó thông báo cho NLĐ kiểm tra lại trước khi nhận lại sổ lao động.
Giám đốc (người chủ sử dụng) đại diện cho tổ thẩm định chịu trách nhiệm ký tên và đóng dấu vào sổ. Nếu Giám đốc không ký được thì uỷ quyền cho Phó giám đốc ký thay.
Thời hạn trả lại sổ lao động cho NLĐ không quá 07 ngày tính từ ngày đơn vị ra quyết định thôi làm việc tại đơn vị. NLĐ nhận lại sổ phải ký tên vào quyển sổ theo dõi cấp sổ lao động của đơn vị (ghi rõ ngày, tháng, năm nhận sổ).
e. Khi sử dụng sổ lao động yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thực hiện theo đúng các quy định sau:
– Đối với các Bộ, các ngành, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố:
+ Theo dõi, quản lý lao động thông qua sổ lao động.
+ Căn cứ vào nội dung của sổ lao động, cơ quan quản lý lao động khai thác các thông tin cần thiết phục vụ công tác hoạch định chính sách và quản lý, sử dụng lao động.
– Đối với đơn vị sử dụng lao động: sổ lao động để
+ Theo dõi sự trưởng thành của NLĐ;
+ Xem xét nâng bậc, đi học, chuyển đổi công việc;
+ Các quyền lợi khác trong quá trình làm việc tại đơn vị.
– Đối với NLĐ: Sổ lao động dùng để làm cơ sở
+ Theo dõi và bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra;
+ Chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ;
+ Xuất trình với đơn vị SDLĐ để bố trí sắp xếp việc làm (kèm theo đơn xin việc làm).
+ Trường hợp đơn vị sử dụng lao động có những yêu cầu thêm do đòi hỏi của những công việc đặc biệt thì cần báo cho người lao động biết.
f. Khi người lao động chuyển sang làm việc ở đơn vị khác ngoài tỉnh, hoặc người tỉnh khác chuyển đến phải báo cáo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện để làm thủ tục cần thiết cho việc chuyển đi, chuyển đến.
g. Trường hợp đơn vị hoặc NLĐ làm mất sổ, để được cấp lại cần phải thực hiện theo quy định sau:
+ Thành phần tham gia: Trưởng phòng tổ chức, công đoàn và người lao động;
– Trường hợp mất sổ xác định được nguyên nhân, vị trí, thời điểm mất: Đơn vị lập biên bản tại chỗ.
– Trường hợp mất sổ đơn vị không xác nhận được do có liên quan đến các vấn đề khác như: kinh tế và chính trị… thì phải báo công an cùng điều tra cho rõ.
+ Đơn vị gửi công văn đề nghị cấp sổ bổ sung kèm theo biên bản cho Sở LĐ – TB&XH. Tuỳ theo từng trường hợp, Sở LĐ – TB & XH kiểm tra, xem xét và xử lý theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý và sử dụng sổ lao động. Đồng thời thông báo cho đơn vị và NLĐ. Tiến hành huỷ bỏ sổ lao động cũ cho Sở LĐ – TB&XH để cấp sổ mới.
+ Sổ được cấp bổ sung phải ghi theo số và ký hiệu riêng (do Sở LĐ – TB&XH quy định).
Trên đây là giải đáp của Luật Vitam về vấn đề đưa ra. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!