Bạn đang gặp vướng mắc về thủ tục, trình tự, án phí trong quá trình khởi kiện ra tòa? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này nhé!
Mục lục
1. Tranh chấp trong quan hệ lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động 2019:
“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”
Theo quy định tranh chấp lao động được chia thành hai loại:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về quyền lợi giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Theo Bộ luật Lao động 2019, mỗi loại tranh chấp sẽ có những phương thức giải quyết khác nhau. Cụ thể:
- Tranh chấp lao động cá nhân: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động.
Như vậy, mỗi trường hợp sẽ có phương thức giải quyết riêng, để hỗ trợ một cách tối đa cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các bên giải quyết tranh chấp, ổn định việc làm và thu nhập.
3. Trường hợp người lao động được miễn án phí
Khoản chi phí mà tổ chức, cá nhân phải trả cho Tòa án để bù đắp các chi phí mà cơ quan này phải chi trả khi ra bản án, quyết đính có hiệu lực pháp luật gọi là án phí.
Hiện nay, hầu hết các yêu cầu giải quyết vụ việc hay vụ án đều phải nộp án phí. Tuy nhiên, theo Điều 12 Nghị quyết 326 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án. Cụ thể:
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Có thể thấy, 08 trường hợp này đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng lao động, việc làm, thu nhập và chế độ của người lao động. Chính vì vậy, việc miễn án phí là cần thiết.
Như vậy, người lao động khởi kiện ra tòa, nếu thuộc các trường hợp nêu trên dù những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân người lao động hay tập thể lao động với người sử dụng lao động để được bảo vệ quyền lợi tốt nhất mà không bị mất án phí. Ngoài các trường hợp này, người lao động sẽ phải chịu án phí theo quy định pháp luật.
Trên đây là ý kiến của Luật sư tư vấn về án phí trong tranh chấp lao động. Hi vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn. Cám ơn bạn!