Mục lục
Nơi nộp hồ sơ lấy tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ở đâu?
Tiền BHXH là một trong những vấn đề nhiều người lao động quan tâm. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết bảo hiểm xã hội cho người lao động? Nơi nộp hồ sơ ở đâu khi người lao động thực hiện hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Luật sư của Công ty Luật Vitam tư vấn và giải đáp như sau:
1. Nơi nộp hồ sơ lấy tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ở đâu ?
– Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần: cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú.
– Căn cứ quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
Nếu trường hợp bạn không thể tự làm thủ tục được thì bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thay mình. Hồ sơ gồm có:
a. Mẫu 13-SHB
b. Mẫu đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp 14- HSB
c. Sổ bảo hiểm xã hội
d. Người được ủy quyền khi đến nhận kết quả phải xuất trình chứng minh nhân dân và nộp lại Giấy ủy quyền
Còn trường hợp bạn không ủy quyền:
Bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ ở nơi cư trú: thường trú, tạm trú. Trường hợp này vì bạn muốn hưởng ở nơi tạm trú nhưng lại mất sổ tạm trú thì Cơ quan bảo hiểm xã hội chưa thể giải quyết cho bạn hưởng chế độ được. Bạn có thể về nơi thường trú để nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội ở đây. Hồ sơ sẽ bao gồm:
a. Mẫu 14-HSB
b. Sổ bảo hiểm xã hội
c. Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về những trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b. Ra nước ngoài để định cư;
c. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d. Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”.
Trường hợp khác
Bên cạnh đó Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành quy định như sau:
“Điều 1.
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”.
Như vậy, bạn nghỉ việc được 01 năm mà không muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì nếu bạn có yêu cầu bạn sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
3. Tiền bảo hiểm xã hội một lần tính như thế nào ?
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì:
– Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Kết luận
Như vậy khi đáp ứng điều kiện thì bạn có thể làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Về mức hưởng thì hiện nay pháp luật có quy định là nếu đóng trước năm 2014 thì mỗi năm đượctính là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ năm 2014 thì mỗi năm được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động. Quy định cụ thể như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a. 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b. 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”.
Bạn cần xem xét bạn đóng bảo hiểm trong khoảng thời gian nào để biết mức hưởng cụ thể là bao nhiêu.
4. Có được rút bảo hiểm xã hội một lần theo luật mới không ?
– Căn cứ: Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội 2014
– Cụ thể:
Các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần :
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b. Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c. Ra nước ngoài để định cư;
d. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a. 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b. 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và cácKhoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội”.
Từ quy định trên có thể hiểu là người lao động thuộc một trong các trường hợp trên đều có thể xin rút bảo hiểm xã hội một lần theo mức hưởng như sau :
a. Đóng trước năm 2014 = Số năm đóng BHXH x 1.5 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
b. Đóng từ năm 2014 trở đi = Số năm đóng BHXH x 02 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn trên đã giúp bạn có thêm thông tin. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng đón đọc để cập nhật thêm thông tin về phápm luật nhé!