Hình thức kỷ luật sa thải và buộc thôi việc khác nhau ở điểm nào ?
Kỷ luật sa thải và buộc thôi việc là hai trường hợp thường xuyên xảy ra trong doanh nghiệp. Vậy hình thức kỷ luật sa thải và buộc thôi việc khác nhau ở điểm nào? Luật Vitam xin giải đáp thắc mắc về lĩnh vực này qua một số câu hỏi dưới đây:
Câu hỏi:
Trả lời:
Sa thải là một trong những hình thức kỷ luật người lao động theo quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019.
Buộc thôi việc là một trong những hình thức kỷ luật áp dụng với công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật công chức; Nghị định 27/2012/NĐ-CP xử lý kỷ luật viên chức.
Thưa luật sư, A là đại diện theo pháp luật của công ty X, B là đại diện theo pháp luật của công ty Y, vào ngày 1/1/2016 A và B đã ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho công ty X nhưng vì chưa đăng ký kinh doanh lĩnh vực tàu biển nên hải quan không cho công ty Y vận chuyển. Công ty X yêu cầu Y bồi thường thiệt hại nhưng hội đồng quản trị công ty Y bảo B đã làm trái pháp luật và sa thải B và công ty không có trách nhiệm bồi thường 1. giao dịch dân sự trên có hiệu lực không ? 2. Hội đồng quản trị công ty Y nói vậy đúng không. Vì sao 3. Công ty Y có phải bồi thường thiệt hại cho công ty X không? Vì sao?
1. Giao dịch dân sự sẽ bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Theo điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”.
2. Việc xác định B làm trái pháp luật và sai thải B có đúng không phải dựa trên điều lệ của công ty.
3. Nếu công ty X chứng minh được thiệt hại của công ty X do lỗi của bên công ty Y thì công ty Y phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015.
Luật sư cho em hỏi . Em đã viết đơn nghỉ việc trong vòng 30 ngày . Trong 30 ngày đó thì em nghỉ gần 10 ngày thì có bị bồi thường hay sa thải không . Có được lấy bảo hiểm thất nghiệp không . Xin cảm ơn luật sư .
Trả lời:
Trong thời gian bạn chưa nghỉ việc thì bạn vẫn tồn tại quan hệ lao động với công ty. Do đó, nếu bạn nghỉ việc gần 10 ngày cộng dồn trong 1 tháng thì bạn có thể bị xem xét áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 4, điều 125 Bộ luật lao động năm 2019.
Theo quy định tại điều 49 Luật việc làm năm 2013, bạn bị sa thải thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thưa luật sư, Hiện em đang làm tại công ty vinako. Em vào làm nay đã được 3 tháng. Công ty đã ký hợp đồng với em là 12 tháng. Trong thời gian làm việc, công ty đã ký hợp đồng 12 tháng. Trong thời gian làm việc em không vi phạm hợp đồng, không bị kỷ luật. Khoảng thời gian gần đây em có thai nên bác sỹ cho em nghỉ 5 ngày dưỡng thai. Em đã gửi giấy cho công ty để công ty làm phép cho em. Nhưng tổ trưởng không cho phép em làm và trả lên phòng nhân sự sa thải em.
Trả lời
Hiện tại, đối với trường hợp nếu bạn nghỉ 5 ngày không có lý do chính đáng thì bạn có thể bị xem xét áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 4, điều 125 Bộ luật lao động năm 2019.
Nếu bạn chứng minh bạn nghỉ 5 ngày có lý do chính đáng thì việc sa thải bạn của công ty là trái quy định của pháp luật.
Qua một số tình huống trên, Luật Vitam hi vọng đã giải đáp được phần nào thắc mắc của quý độc giả về lĩnh vực này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.