Sa thải người lao động nghỉ ốm không báo trước có được không ?

Sa thải người lao động nghỉ ốm không báo trước có được không?

Sa thải người lao động có khá nhiều vướng mắc pháp lý về điều kiện sa thải, thủ tục sa thải, quy trình sa thải hay lý do sa thải… Trong bài viết này, Luật Vitam trả lời và phân tích một số trường hợp pháp lý điển hình về việc sa thải lao động

1. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

Quy định

– Căn cứ pháp lý: Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

– Cụ thể:

1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

a. Do thiên tai, hỏa hoạn;

b. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c. Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Kết luận

Vậy trong trường hợp người lao động bỏ việc nhưng có giấy khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở y tế có thẩm quyền rằng người này bị ốm thì việc nghỉ này được coi là có lý do chính đáng theo quy định nêu trên, do vậy chưa có căn cứ để sa thải người lao động có giấy xác nhận ốm đau của bênh viện. Thậm chí, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm xin hưởng chế độ ốm đau cho người lao động này theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

sa-thai-nguoi-lao-dong

Với trường hợp thứ hai, người lao động đang làm việc trong thời hạn báo trước trước khi nghỉ việc thì về mặt pháp lý hai bên vẫn đang thực hiện hợp đồng lao động, do vậy công ty vẫn có quyền làm thủ tục sa thải người nhân viên có hành vi tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 1 tháng mà không có lý do chính đáng nêu trên, cụ thể:

2. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019 được quy định như sau:

– Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c. Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b. Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c. Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d. Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng đã giải đáp được phần nào thắc mắc của quý độc giả về vấn đề sa thải đối với người lao động nghỉ ốm không báo trước. Nếu còn thắc mắc nào về lĩnh vực này, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ các bạn. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.