Tạm hoãn hợp đồng lao động là giải pháp ưu tiên hàng đầu cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp khi khó tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đặc biệt, khi BLLĐ 2019 có hiệu lực, các trường hợp tạm hoãn càng được mở rộng hơn nữa. Có 5 trường hợp được phép tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hiện nay. Luật Vitam sẽ làm rõ lĩnh vực này qua bài viết sau:
Mục lục
1. Năm trường hợp được phép tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
Điều 30. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định trên thì có 5 trường hợp NLĐ và NSDLĐ được phép tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Đây hầu hết là các trường hợp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, trường hợp bắt buộc theo quyết định của cơ quan tố tụng hoặc liên quan trực tiếp và bảo vệ sức khỏe lao động nữ. Ngoải ra, việc tạm hoãn còn dựa trên sự thảo thuận của các bên tham gia HĐLĐ.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ có phải đóng BHXH?
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”
Như vậy, trong trường hợp thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động với công ty thì trong thời gian đó người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng BHXH của tháng đó.
3. Quy định về nghĩa vụ nhận lại NLĐ sau thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019:
Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc. Tuy nhiêu sẽ trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Ngoài ra, trường hợp sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!