5 thông tin cần biết về lương đóng bảo hiểm xã hội

5 thông tin cần biết về lương đóng bảo hiểm xã hội

Lương đóng bảo hiểm xã hội là gì? Người lao động cần biết những nội dung thiết yếu nào về vấn đề này? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

1. Lương đóng BHXH có phải là lương thực nhận?

Lương đóng Bảo hiểm xã hội không phải là lương mà người lao động được nhận hàng tháng, trong mọi trường hợp

Đây là một mức lương do người sử dụng lao động quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 lần lương cơ sở.

2. Đóng BHXH toàn bộ lương có được không?

Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhằm giữ chân nhân viên. Họ sẵn sàng đóng BHXH theo mức lương thực tế của người đó.

Ví dụ: Lương của anh A là 20 triệu/tháng và công ty đóng BHXH cho anh cũng với mức 20 triệu/tháng

Mức lương đóng BHXH càng cao thì mức hưởng các chế độ cũng càng cao.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động toàn bộ lương, nhưng mức đóng này vẫn bị khống chế là “không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở ” (khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức lương đóng BHXH chỉ có thể tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng.

3. Tiền lương đóng BHXH không chỉ bao gồm lương?

Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định :

Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Hiện nay bao gồm mức lương, phụ cấp lương (phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp thu hút; phụ cấp chức vụ, chức danh…); Các khoản bổ sung khác

Tiền lương đóng BHXH không chỉ bao gồm lương mà còn gồm phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

4. Lương đóng BHXH có phải là lương cơ bản?

Hiện nay, theo các văn bản hiện hành, không tồn tại khái niệm “lương cơ bản”.

Đây là cách gọi thông thường của nhiều người lao động. Nhưng  lương cơ bản không phải là mức lương đóng BHXH.

Lương đóng BHXH không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Lương cơ bản được hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được, không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.

5. Đóng BHXH tự nguyện dựa trên mức lương nào?

Thực tế, việc đóng BHXH tự nguyện không dựa trên mức lương,

Chính xác hơn, là dựa trên mức thu nhập của người tham gia.

Theo khoản 1 Điều 10 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của người tham gia là 22% mức thu nhập.

Mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn :

  • Tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng/người/tháng).
  • Tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở (tương ứng 29,8 triệu đồng/tháng).
Trên đây là những tư vấn của luật sư. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *