Hiện nay theo quy định của Bộ luật Lao động, có 3 trường hợp cụ thể mà NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ. Vậy các trường hợp đó là gì? Hãy cùng Luật Vitam đi tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
Mục lục
1. Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
Ngay khi đọc lý do lên, chúng ta đã hiểu phần nào ý nghĩa của vấn đề này. Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật tức là NLĐ vi phạm các lý do nghỉ việc. Bên cạnh đó, NLĐ còn không thực hiện đúng thời gian báo trước cho người sử dụng lao động.
Hành vi này của người lao động ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc bồi thường là điều tất yếu cần có.
Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể. Theo đó, NLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc vì nghỉ trái pháp luật. Hơn nữa, người lao động sẽ phải bồi thường cho NLĐ theo quy định tại luật này. Cụ thể, NLĐ sẽ phải bồi thường:
– Thứ nhất, phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Thứ hai, bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động. Đó là trong những ngày không báo trước.
– Cuối cùng, phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
2. Bồi thường khi làm mất, hỏng dụng cụ, thiết bị
Theo Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại. Theo đó, nếu NLĐ làm mất, hỏng dụng cụ, thiết bị sẽ phải bồi thường theo quy định. Các trường hợp phải bồi thường, cụ thể:
– Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động.
– Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao.
– Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
Với các trường hợp trên, tùy vào mức độ thiệt hại mà người lao động sẽ phải bồi thường. Theo đó các mức bồi thường sẽ là khác nhau.
Lưu ý: Người lao động sẽ chỉ không phải bồi thường khi những thiệt hại gây ra do thiên tai, hoả hoạn. Ngoài ra dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết cũng như khả năng cho phép.
3. Bồi thường khi vi phạm bí mật kinh doanh, công nghệ
Bí mật kinh doanh, công nghệ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trường hợp đặc biệt trong việc bồi thường của người lao động. Bởi lẽ trường hợp này chỉ áp dụng cho người liên quan trực tiếp tới bí mật kinh doanh, công nghệ.
Với việc bồi thường do vi phạm bí mật kinh doanh, công nghệ được quy định cụ thể tại Điều 121 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, trường hợp NLĐ và NSDLĐ phải trực tiếp giao kết hợp động.
NSDLĐ được quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ. Những thỏa thuận gồm: nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Hơn nữa là quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm. Điều này nhằm đảm bảo tránh những mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra.
Như vậy nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận bằng văn bản. Những nội dung như chúng tôi nêu ở, trong trường hợp vi phạm mà NLĐ có hành vi vi phạm các quy định này thì có trách nhiệm bồi thường cho NSDLĐ.
Vậy là Luật Vitam đã chia sẻ tới NLĐ về 3 trường hợp sẽ phải bồi thường nếu vi phạm. Đây là những quy định mà người lao động cần biết để đảm bảo thực hiện tốt theo quy định của luật. Nếu như các bạn còn bất kì vướng mắc nào, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.